Chúng ta đang sống ở một đất nước cận nhiệt đới, nơi mặt trời chiếu sáng quanh năm. Ngày "mùa đông" ở xứ ta rất ít. Vì vậy chúng ta đương nhiên trồng cây ngoài "nắng" nhiều hơn trồng cây trong "mát".
Ấy thế, nhưng chúng ta cũng gặp nhiều vấn đề về "nắng" và "mát". Nhiều nhà có hướng sân/vườn về phía Nam-Bắc, thường than phiền rằng cây cối của họ thiếu nắng nên cứ xanh ngịt mà không chịu trổ bông!
Hãy cùng nghiên cứu một chút xem cây thật ra là cần "nắng/sun" hay "ánh sáng/sunlight" nhé.
Theo tài liệu này, trong đó có trích dẫn những nghiên cứu của trường Maricopa Community College và Đại học Oregon, Mỹ, thì cây không nhất thiết là cần "nắng" của mặt trời mà chỉ cần "ánh sáng". Song vì mặt trời là một nguồn ánh sáng liên tục và miễn phí nên hễ nói đến "ánh sáng" người ta thường nghĩ đến "nắng mặt trời".
Cũng theo tài liệu trên, cây cối cần có "tần số ánh sáng xanh" để lớn và "tần số ánh sáng đỏ" để trổ bông. Trong mặt trời có đủ 7 tần số màu này nên đương nhiên nó giúp cho cây không những lớn mà còn trổ bông vào đúng mùa đúng dịp nữa.
Thật ra thì cây cối cần một lượng "tần số ánh sáng xanh và đỏ" nhất định nào đó thôi, chứ không nhất thiết phải suốt ngày suốt tháng. Vì vậy nếu "xanh/đỏ" nhiều quá cũng khiến cho cây xơ xác với hiện tượng "cháy lá, cháy bông". Cho nên, nếu lỡ nhà bạn vào hướng Nam-Bắc, bạn cũng không phải quá lo lắng bởi vì theo hướng này cũng vẫn có đủ ánh sáng mặt trời cho cây. Nếu cây cối của bạn không phát triển hoặc không trổ bông là do những điều kiện khác, về dinh dưỡng, về nhiệt độ... chẳng hạn, chứ không hẵn chỉ do ánh sáng.
Nếu, ngoài hướng nhà, khu vực trồng cây của bạn còn bị che chắn mất ánh sáng mặt trời, bạn có thể điều chỉnh bổ sung ánh sáng cần thiết cho cây bằng cách dùng những miếng giấy bạc phản chiếu đặt ở một góc nào đó có ánh nắng chiếu vào hoặc chong thêm đèn vào một thời gian nhất định.
Hoặc dễ dàng hơn, bạn có thể chọn những loại cây không cần nhiều ánh sáng (low light plants). Muốn biết những loại cây nào có thể phát triển tốt trong điều kiện ít ánh sáng, bạn có thể tìm kiếm thông tin trên mạng (Google search) hoặc để ý quan sát ngoài thiên nhiên.
Chúc bạn thành công.
Monday, March 28, 2011
Friday, March 4, 2011
Tưới cây cho tốt
Đối với các loại cây trồng trong chậu, chúng dễ bị chết vì úng nước hơn là khô nước. Khô nước cây mất sức và chỉ chết sau nhiều ngày như thế. Còn úng nước thì cây chết liền, chỉ trong vòng 2, 3 ngày là đi toong. Cho nên chuyện tưới tắm cho cây trồng chậu rất chi là quan trọng; chúng ta phải biết cách tưới sao cho cây đủ nước mà không bị úng.
Chất trồng chậu giữ vai trò chính trong việc giữ nước cho bộ rễ hút. Nếu chất trồng quá mịn, quá chặt... nước sẽ bị giữ lại nhiều dẫn đến bộ rễ cây bị ngộp và cây chết. Ngược lại nếu chất trồng quá thô, quá thoáng... nước sẽ thoát đi hết không đủ ẩm cho bộ rễ phát triển. Do vậy mà chúng ta tưới như thế nào còn tùy thuộc vào chất trồng trong chậu nữa.
Trong một bài trước, tôi có giới thiệu loại chất trồng "không đất" mà chỉ toàn là những loại hữu cơ khác như trấu, than cũi đập vụn. Loại chất trồng này có ưu thế là vừa thoát nước tốt lại vừa giữ được ẩm độ cần thiết cho cây, sau khi chúng đã trương nước đủ. Điều này có nghĩa là, khi chất trồng này còn mới, chúng ta phải tưới thật đẫm có thể phải là nhiều lần trong ngày để giúp các chất hữu cơ trương nước. Sau đó, chúng ta chỉ cần tưới mỗi ngày một lần là đủ. Với chất trồng này chúng ta không sợ "tưới quá tay" bởi vì chất trồng này đủ độ thoáng nên không giữ nước ở trong chậu.
Ngoài ra, chúng ta chỉ nên tưới cây trong chậu khi chất trồng trong ấy đã khô. Muốn biết vậy, chúng ta nên thọc ngón tay vào trong chậu để thẩm định xem chất trồng còn ướt hay đã khô.
Khi tưới cây trong chậu, chúng ta cũng nên tưới cho đến khi nào thấy nước thoát ra phía dưới chậu. Làm như vậy vừa bảo đảm đủ nước cho rễ, cũng đồng thời giúp cho bộ rễ vươn tới đáy chậu, vừa giúp loại bỏ chất muối do phân bón tích lũy lại trong chậu. Nếu chúng ta tưới quá ít, chỉ thấm mỗi phần chất trồng ở mặt chậu, bộ rễ cây sẽ "lười biếng" không vươn tới đáy chậu sẽ gây ra yếu rễ, cây không tốt.
Tóm lại, cây trồng trong chậu cần được tưới đúng cách để bảo đảm bộ rễ phát triển đầy đủ, có sức mạnh hút chất dinh dưỡng để nuôi cây.
Chất trồng chậu giữ vai trò chính trong việc giữ nước cho bộ rễ hút. Nếu chất trồng quá mịn, quá chặt... nước sẽ bị giữ lại nhiều dẫn đến bộ rễ cây bị ngộp và cây chết. Ngược lại nếu chất trồng quá thô, quá thoáng... nước sẽ thoát đi hết không đủ ẩm cho bộ rễ phát triển. Do vậy mà chúng ta tưới như thế nào còn tùy thuộc vào chất trồng trong chậu nữa.
Trong một bài trước, tôi có giới thiệu loại chất trồng "không đất" mà chỉ toàn là những loại hữu cơ khác như trấu, than cũi đập vụn. Loại chất trồng này có ưu thế là vừa thoát nước tốt lại vừa giữ được ẩm độ cần thiết cho cây, sau khi chúng đã trương nước đủ. Điều này có nghĩa là, khi chất trồng này còn mới, chúng ta phải tưới thật đẫm có thể phải là nhiều lần trong ngày để giúp các chất hữu cơ trương nước. Sau đó, chúng ta chỉ cần tưới mỗi ngày một lần là đủ. Với chất trồng này chúng ta không sợ "tưới quá tay" bởi vì chất trồng này đủ độ thoáng nên không giữ nước ở trong chậu.
Ngoài ra, chúng ta chỉ nên tưới cây trong chậu khi chất trồng trong ấy đã khô. Muốn biết vậy, chúng ta nên thọc ngón tay vào trong chậu để thẩm định xem chất trồng còn ướt hay đã khô.
Khi tưới cây trong chậu, chúng ta cũng nên tưới cho đến khi nào thấy nước thoát ra phía dưới chậu. Làm như vậy vừa bảo đảm đủ nước cho rễ, cũng đồng thời giúp cho bộ rễ vươn tới đáy chậu, vừa giúp loại bỏ chất muối do phân bón tích lũy lại trong chậu. Nếu chúng ta tưới quá ít, chỉ thấm mỗi phần chất trồng ở mặt chậu, bộ rễ cây sẽ "lười biếng" không vươn tới đáy chậu sẽ gây ra yếu rễ, cây không tốt.
Tóm lại, cây trồng trong chậu cần được tưới đúng cách để bảo đảm bộ rễ phát triển đầy đủ, có sức mạnh hút chất dinh dưỡng để nuôi cây.
Tuesday, March 1, 2011
Cây ngủ, cây thức
Người mình trồng cây làm vườn ở xứ nóng, quanh năm độ ẩm cao nên cây cối hầu như không bao giờ phải "ngủ", hoặc rất ít loại cây "ngủ". Ngược lại ở những nơi có khí hậu thay đổi theo mùa, phần lớn cây cối đều "ngủ" vào một mùa nhất định nào đó tùy theo từng loại cây, một số "ngủ" vào mùa đông giá rét nhưng một số khác lại "ngủ" vào mùa hè nóng bức.
Vậy cây "ngủ" hoặc không "ngủ" cần phải được chăm sóc như thế nào?
Khi cây "ngủ" là lúc nó ngừng phát triển do đó chúng ta không cần phải chăm sóc gì cả mà chỉ cần duy trì sự sống của nó ở mức tối thiểu. Nghĩa là không bón phân và cũng không tưới nhiều.
Lúc cây "ngủ" là lúc thuận lợi nhứt để di dời hoặc cắt tỉa chúng mà không sợ chúng mất sức.
Mỗi loại cây thường "ngủ" trong một khoảng thời gian vừa với thời gian của mùa thời tiết. Qua hết mùa "ngủ", nếu không gặp sự cố gì, cây sẽ thức dậy và nảy chồi non.
Lúc ấy, chúng ta cần cung cấp đầy đủ dinh dưỡng để cây phát triển tốt tươi. Đây là lúc nên bón phân theo nhu cầu của cây, thường là phân thúc ra lá, ra rễ.
Đến khi cây ra nhiều lá nhiều rễ thì lại bón phân thúc trổ bông, đậu trái, v.v...
Cứ thế xoay vần theo chu kỳ sinh trưởng của cây. Nếu chúng ta không chú ý, chúng ta có thể sẽ vô tình làm cho cây kiệt sức bởi vì đến lúc nó cần ngủ nhưng chúng ta cứ cho nó ăn, cứ bắt nó phải trổ bông. Hoặc khi cây đang ngủ, chúng ta lại tưởng là nó "chết" nhổ vứt đi thì cũng... tội cho nó!
Vậy cây "ngủ" hoặc không "ngủ" cần phải được chăm sóc như thế nào?
Khi cây "ngủ" là lúc nó ngừng phát triển do đó chúng ta không cần phải chăm sóc gì cả mà chỉ cần duy trì sự sống của nó ở mức tối thiểu. Nghĩa là không bón phân và cũng không tưới nhiều.
Lúc cây "ngủ" là lúc thuận lợi nhứt để di dời hoặc cắt tỉa chúng mà không sợ chúng mất sức.
Mỗi loại cây thường "ngủ" trong một khoảng thời gian vừa với thời gian của mùa thời tiết. Qua hết mùa "ngủ", nếu không gặp sự cố gì, cây sẽ thức dậy và nảy chồi non.
Lúc ấy, chúng ta cần cung cấp đầy đủ dinh dưỡng để cây phát triển tốt tươi. Đây là lúc nên bón phân theo nhu cầu của cây, thường là phân thúc ra lá, ra rễ.
Đến khi cây ra nhiều lá nhiều rễ thì lại bón phân thúc trổ bông, đậu trái, v.v...
Cứ thế xoay vần theo chu kỳ sinh trưởng của cây. Nếu chúng ta không chú ý, chúng ta có thể sẽ vô tình làm cho cây kiệt sức bởi vì đến lúc nó cần ngủ nhưng chúng ta cứ cho nó ăn, cứ bắt nó phải trổ bông. Hoặc khi cây đang ngủ, chúng ta lại tưởng là nó "chết" nhổ vứt đi thì cũng... tội cho nó!
Subscribe to:
Posts (Atom)