Chúng ta, những người trồng hoa vườn nhà, không những muốn làm đẹp mà còn muốn làm tốt cho môi trường sống nữa. Vì vậy, tôi muốn chia sẻ với bạn những biện pháp chống lại những loại sâu rầy thông thường hay tấn công cây hoa của chúng ta mà không cần dùng đến thuốc trừ sâu.
Biện pháp bảo vệ cây hoa tốt nhất mà chúng ta ai cũng luôn có sẵn chính là... hai bàn tay của mình. Mỗi ngày bạn hãy bỏ ra ít phút để thăm khám, tìm kiếm lũ côn trùng ăn hại, nếu có, trên cây của mình và nhanh chóng bắt bỏ. Nếu bạn duy trì được thói quen này, cây hoa của bạn chắc chắn sẽ tránh được rất đáng kể những loại côn trùng gây hại có kích thước to, dễ nhìn thấy và dễ bắt bằng tay.
Đối với những loại côn trùng nhỏ hơn, sinh sôi nẩy nở nhanh chóng, bạn có thể dùng cồn sát trùng (alcool) thấm vào bông gòn rồi chà xát vào chỗ có côn trùng bám. Ngoài ra bạn cũng có thể pha cồn và nước theo tỉ lệ 7-3 để xịt. Tuy nhiên, hỗn hợp này có thể làm cháy lá nên bạn cần cẩn thận khi sử dụng.
Hoặc bạn có thể dùng nước tỏi pha với nước rửa chén xịt lên cây cũng khá hiệu nghiệm. Muốn có loại "thuốc" này, bạn giả nhỏ tỏi, pha với nước xong lọc lấy nước trong, cho thêm một ít nước rửa chén, tạo thành một dung dịch loãng có thể xịt bằng bình được.
Nếu cây của bạn bị kiến bu để hút mật hoa, bạn có thể lấy bông gòn, hoặc giấy tissue, thấm một ít thuốc xịt muỗi rồi đặt lên chỗ có kiến. Kiến sẽ tránh đi ngay.
Sử dụng càng nhiều những biện pháp chống côn trùng không dùng hóa chất độc hại là bạn được yên tâm rằng vườn hoa, chậu cây của mình không những đẹp mà còn an toàn đối với những người thân yêu trong gia đình mình. Kế đến, bạn sẽ hài lòng với chính mình vì sở thích của bạn không làm tổn hại đến những người cùng sống trong cộng đồng chung quanh.
Friday, January 28, 2011
Wednesday, January 26, 2011
Một vài thủ thuật làm mới vườn cũ
Sau khi thực hiện được một khoảnh sân, mảng vườn vừa ý một thời gian thì mọi thứ trở nên xấu bớt và nhàm chán. Bạn có thể áp dụng những thủ thuật dưới đây để làm mới mảng vườn của mình.
Bài này được lược dịch từ trang web này.
1. Sơn chậu trồng. Những cái chậu trồng bị xỉn hoặc vì bạn lỡ mua nhiều loại kiểu dáng không phù hợp với nhau thì sơn chậu là một cách làm đơn giản nhất để tạo bộ mặt mới mẻ cho chúng. Bạn có thể đồng thời tạo tính "tương đồng" hoặc "tương phản" cho chậu trồng, góp phần làm mới mẻ thêm cho khoảnh vườn của bạn. (Hình minh họa lấy từ trang web này.)
2. Thêm cây che đất. Chêm thêm những loại cây "một mùa / annuals", tùy theo mùa hoa hiện tại của chúng, vào những khe hở trong các chậu trồng, để che cho bằng hết những chỗ còn lòi "đất", đặc biệt là ở những chậu to đang trồng các loại cây "xuyên mùa / perennials" hoặc "mút mùa / evergreen". Khi trồng chêm thêm như vậy, bạn nên chú ý chọn màu sắc của hoa hoặc lá của cây "một mùa" sao cho tương thích với những cây khác đang có sẵn trong chậu đó. (Hình minh họa lấy từ trang web này.)
3. Thêm đèn hoặc vật trang trí. Nếu có thể, bắt đèn chiếu sáng để làm nổi bật những khóm cây, chậu hoa đáng để ý. Hoặc bạn có thể đặt vào giữa những khóm cây, chậu hoa các vật trang trí khác, tùy theo sở thích thẩm mỹ của bạn. (Hình minh họa lấy từ trang web này.)
4. Thay sàn. Bạn cũng có thể "làm mới" khoảnh vườn cũ bằng cách thay đổi lớp sàn gạch hiện có bằng những loại vật liệu lót sàn khác.
Chúc bạn luôn cảm thấy thích thú vì khoảnh vườn con con trên ban-công hoặc trên tầng thượng nhà mình luôn mới mẻ.
Bài này được lược dịch từ trang web này.
1. Sơn chậu trồng. Những cái chậu trồng bị xỉn hoặc vì bạn lỡ mua nhiều loại kiểu dáng không phù hợp với nhau thì sơn chậu là một cách làm đơn giản nhất để tạo bộ mặt mới mẻ cho chúng. Bạn có thể đồng thời tạo tính "tương đồng" hoặc "tương phản" cho chậu trồng, góp phần làm mới mẻ thêm cho khoảnh vườn của bạn. (Hình minh họa lấy từ trang web này.)
2. Thêm cây che đất. Chêm thêm những loại cây "một mùa / annuals", tùy theo mùa hoa hiện tại của chúng, vào những khe hở trong các chậu trồng, để che cho bằng hết những chỗ còn lòi "đất", đặc biệt là ở những chậu to đang trồng các loại cây "xuyên mùa / perennials" hoặc "mút mùa / evergreen". Khi trồng chêm thêm như vậy, bạn nên chú ý chọn màu sắc của hoa hoặc lá của cây "một mùa" sao cho tương thích với những cây khác đang có sẵn trong chậu đó. (Hình minh họa lấy từ trang web này.)
3. Thêm đèn hoặc vật trang trí. Nếu có thể, bắt đèn chiếu sáng để làm nổi bật những khóm cây, chậu hoa đáng để ý. Hoặc bạn có thể đặt vào giữa những khóm cây, chậu hoa các vật trang trí khác, tùy theo sở thích thẩm mỹ của bạn. (Hình minh họa lấy từ trang web này.)
4. Thay sàn. Bạn cũng có thể "làm mới" khoảnh vườn cũ bằng cách thay đổi lớp sàn gạch hiện có bằng những loại vật liệu lót sàn khác.
Chúc bạn luôn cảm thấy thích thú vì khoảnh vườn con con trên ban-công hoặc trên tầng thượng nhà mình luôn mới mẻ.
Tuesday, January 25, 2011
Trồng hoa thế nào nhìn cho đẹp?
Hầu hết những người yêu thích làm vườn trồng hoa đều luôn mong muốn làm sao cho cái khoảnh sân, mảng vườn trồng bông của mình nhìn thật đẹp. Đẹp được hiểu theo cách tinh tươm nhưng không quá cứng nhắc, đầy màu sắc nhưng không quá sặc sỡ, xanh tươi nhưng không quá um tùm, v.v... theo kiểu vườn Cottage.
Muốn có sự "lộn xộn", vườn quê không trồng cây theo hàng theo lối mà trồng thành từng khóm; mỗi khóm thường có từ 3 đến 5 cây cùng loại.
Áp những kiến thức này vào mảnh vườn trước sân hay trên tầng thượng của phần lớn chúng ta thì làm sao?
Tôi nghĩ mình có thể làm được như sau:
- trồng mỗi chậu từ 3 - 5 cây theo nguyên tắc tương đồng hoặc tương phản như trên; mỗi chậu sẽ thay thế một "cụm" hoa ngoài bồn;
- xếp những chậu cây thành từng cụm, không xếp hàng thẳng;
- ngụy trang những cái chậu bằng các vật trang trí tự nhiên như đá ong, gỗ lũa, tượng gốm... hoặc bằng chính những chậu cây có lá buông chùng che phủ.
Sự "chọn lọc qua quá trình" này rất cần thiết, nó giúp cho vườn hoa của bạn luôn tinh tươm. Nếu bạn không áp dụng, vườn hoa của bạn sẽ dần đến chỗ lu bu, vì có những cây không phù hợp, sống ngắc ngoải, nhàm chán.
Một nguyên tắc nữa mà bạn cần tuân thủ là... không nên trồng nhiều cây quá để rồi bạn không còn thời gian... hưởng thụ vẻ đẹp của nó vì bạn mãi... bận bịu chăm sóc! Mỗi lần bỏ đi một cây thì chỉ nên trồng vào một cây, cùng màu hoặc cùng loại.
Ghi chú: tất cả hình ảnh mình họa có nguồn từ Internet.
Vườn Cottage (tạm gọi Vườn quê) là kiểu vườn trồng hoa "lộn xộn" nhưng có sắp đặt. Sắp đặt về màu sắc, hình dạng, thể loại và kiểu dáng của lá. Màu sắc thì theo tông lạnh hoặc nóng. Hai tông màu này có thể hòa hợp hoặc tương phản: cây có màu nóng (đỏ, vàng, cam...) hoặc lạnh (xanh, tím, lam...) được trồng thành cụm với nhau để tạo tương đồng. Cũng có thể trồng chen với nhau để tạo tương phản.
Tương tự, cây có hình dạng cao, nhọn hoặc thấp, xòe... cũng được dùng để tạo tương đồng và tương phản, v.v... Sự tương đồng tạo cảm giác bình yên; sự tương phản tạo cảm giác hưng phấn.
Nếu bạn muốn tương đồng thì trồng những loại cây có các yếu tố giống nhau, muốn tương phản thì trồng những loại cây có yếu tố khác nhau.Muốn có sự "lộn xộn", vườn quê không trồng cây theo hàng theo lối mà trồng thành từng khóm; mỗi khóm thường có từ 3 đến 5 cây cùng loại.
Áp những kiến thức này vào mảnh vườn trước sân hay trên tầng thượng của phần lớn chúng ta thì làm sao?
Tôi nghĩ mình có thể làm được như sau:
- trồng mỗi chậu từ 3 - 5 cây theo nguyên tắc tương đồng hoặc tương phản như trên; mỗi chậu sẽ thay thế một "cụm" hoa ngoài bồn;
- xếp những chậu cây thành từng cụm, không xếp hàng thẳng;
- ngụy trang những cái chậu bằng các vật trang trí tự nhiên như đá ong, gỗ lũa, tượng gốm... hoặc bằng chính những chậu cây có lá buông chùng che phủ.
Trước khi bắt tay vào việc chọn và trồng cây, có lẽ các bạn cũng nên vẽ ra trên giấy mô hình "vườn hoa" của mình để dễ hình dung và thay đổi, nếu cần.
Sau khi có được một khoảnh vườn nhìn tương đối thích hợp với phong cách của mình, chúng ta cũng cần phải theo dõi một thời gian để biết chắc những loại cây nào thích hợp với điều kiện tại chỗ, cây nào không thích hợp, v.v... để dần thay thế bằng những loại cây hoàn toàn phù hợp với điều kiện và phong cách sống của mình.Sự "chọn lọc qua quá trình" này rất cần thiết, nó giúp cho vườn hoa của bạn luôn tinh tươm. Nếu bạn không áp dụng, vườn hoa của bạn sẽ dần đến chỗ lu bu, vì có những cây không phù hợp, sống ngắc ngoải, nhàm chán.
Một nguyên tắc nữa mà bạn cần tuân thủ là... không nên trồng nhiều cây quá để rồi bạn không còn thời gian... hưởng thụ vẻ đẹp của nó vì bạn mãi... bận bịu chăm sóc! Mỗi lần bỏ đi một cây thì chỉ nên trồng vào một cây, cùng màu hoặc cùng loại.
Tóm lại là... một khoảnh vườn đẹp là khoảnh vườn có cây trồng phù hợp, màu sắc hài hòa, xanh tốt và không đòi hỏi quá nhiều thời gian khiến chủ nhân không còn thời gian hưởng thụ cái đẹp của chúng.
Ghi chú: tất cả hình ảnh mình họa có nguồn từ Internet.
Monday, January 17, 2011
Thật ra điều gì "thúc" lan huệ trổ bông?
Đang là mùa lan huệ trổ bông nên chắc hẳn mọi người cũng muốn tìm hiểu thêm về loài hoa này.
Trước đây, như tôi đã nói, lan huệ không được ưa chuộng bằng những loài hoa khác vì ở VN chúng không đa dạng sắc màu cho nên chúng được sống tự nhiên, lúc nào muốn trổ bông thì trổ. Giờ đây khi con số những người yêu thích loài hoa này ngày càng tăng thì mọi người lại muốn "điều khiển" lan huệ cho chúng trổ bông theo ý muốn của mình thay vì phải ngồi nhìn một đám lá màu xanh quanh năm suốt tháng.
Trong những entries truớc tôi đã có chia sẻ cách "ép" lan huệ trổ bông. Entry này tôi muốn giải tỏa một thắc mắc mà có lẽ nhiều người khác trên những diễn đàn về lan huệ cũng đang gặp phải để từ đó chọn được phương pháp "ép" lan huệ thích hợp. Đó là điều gì thực sự thúc đẩy lan huệ trổ bông?
"Dân chơi huệ ở VN" chúng ta "ép" lan huệ trổ bông theo vài cách, hoặc là "nhổ lên-phơi nắng-trồng xuống", hoặc là "nhổ lên-cắt lá và rễ-phơi chỗ mát đợi lên vòi bông-trồng xuống", hoặc là "nhổ lên-cắt lá và rễ-cho ngủ tủ lạnh-trồng xuống". Mỗi cách làm đều có thể mang lại kết quả nhất định, nhưng có lẽ chúng ta chưa hiểu hết một cách chính xác vì sao những cách "ép" huệ như vậy lại khiến huệ trổ bông?
Một số người cho rằng khi bị nhổ ra khỏi đất thì củ huệ bắt buộc vì lý do bảo tồn nòi giống, nó phải trổ bông nên không cần làm thêm gì nữa. Theo thông tin tham khảo, việc cây cối khi bị đe dọa cuộc sống, thường có phản ứng "tự vệ" bằng cách lập tức trổ bông (bloom on emergency). Vì vậy người ta thường ứng dụng phản ứng này để ép một số loài cây trổ bông, ra trái. Nhưng đối với lan huệ thì chuyện này không xảy ra bởi lẽ vòi bông trong củ huệ đã được hình thành từ 18 tháng trước khi trổ ra ngoài. Như vậy việc chúng ta nhổ bật gốc rễ của nó không phải là làm cho nó "sợ" để phải trổ bông tức thì. (Tài liệu tham khảo thêm tại đây.)
Việc chúng ta nhổ lan huệ lên rồi cắt hết rễ và lá của nó, chủ yếu là ép cho củ huệ không tăng trưởng nữa. Quan sát trong tự nhiên, người ta thấy cây lan huệ phát triển theo chu kỳ, và đến một giai đoạn nào đó trong chu kỳ nó ngừng phát triển rễ và lá (dormancy), để dồn dinh dưỡng đẩy những vòi bông đã có sẵn trong củ ra ngoài và trổ bông. (Tài liệu tham khảo thêm tại đây.)
Thời gian lan huệ ngừng phát triển thường rơi vào mùa mà khí hậu bên ngoài xuống thấp, ánh sáng mặt trời yếu. Đến lúc ấy, lan huệ "hiểu" rằng không nên phát triển rễ và lá nữa mà nên đẩy vòi bông ra ngoài đợi đến khi thời tiết ấm áp hơn để trổ bông.
Các công ty kinh doanh lan huệ hàng đầu trên thế giới đã "nắm" được quy luật ấy của lan huệ nên họ thường thực hiện những công đoạn xử lý tương tự thiên nhiên bằng cách hạ nhiệt độ và giảm ánh sáng làm cho lan huệ "nghĩ" rằng đã vào mùa đông để ra sức "đẩy" vòi bông ra ngoài.
Và những người nghiên cứu về lan huệ có uy tín đã đi đến kết luận rằng: chính nhiệt độ và ánh sáng đã thúc lan huệ trổ bông. (Xem tài liệu tham khảo đã dẫn). Riêng tôi nghĩ rằng, đối với những người trồng lan huệ ở xứ nóng quanh năm, ánh sáng chan hòa thì việc "ép" huệ trổ bông bằng cách "ngủ tủ lạnh" là hoàn toàn cần thiết.
Trước đây, như tôi đã nói, lan huệ không được ưa chuộng bằng những loài hoa khác vì ở VN chúng không đa dạng sắc màu cho nên chúng được sống tự nhiên, lúc nào muốn trổ bông thì trổ. Giờ đây khi con số những người yêu thích loài hoa này ngày càng tăng thì mọi người lại muốn "điều khiển" lan huệ cho chúng trổ bông theo ý muốn của mình thay vì phải ngồi nhìn một đám lá màu xanh quanh năm suốt tháng.
Trong những entries truớc tôi đã có chia sẻ cách "ép" lan huệ trổ bông. Entry này tôi muốn giải tỏa một thắc mắc mà có lẽ nhiều người khác trên những diễn đàn về lan huệ cũng đang gặp phải để từ đó chọn được phương pháp "ép" lan huệ thích hợp. Đó là điều gì thực sự thúc đẩy lan huệ trổ bông?
"Dân chơi huệ ở VN" chúng ta "ép" lan huệ trổ bông theo vài cách, hoặc là "nhổ lên-phơi nắng-trồng xuống", hoặc là "nhổ lên-cắt lá và rễ-phơi chỗ mát đợi lên vòi bông-trồng xuống", hoặc là "nhổ lên-cắt lá và rễ-cho ngủ tủ lạnh-trồng xuống". Mỗi cách làm đều có thể mang lại kết quả nhất định, nhưng có lẽ chúng ta chưa hiểu hết một cách chính xác vì sao những cách "ép" huệ như vậy lại khiến huệ trổ bông?
Một số người cho rằng khi bị nhổ ra khỏi đất thì củ huệ bắt buộc vì lý do bảo tồn nòi giống, nó phải trổ bông nên không cần làm thêm gì nữa. Theo thông tin tham khảo, việc cây cối khi bị đe dọa cuộc sống, thường có phản ứng "tự vệ" bằng cách lập tức trổ bông (bloom on emergency). Vì vậy người ta thường ứng dụng phản ứng này để ép một số loài cây trổ bông, ra trái. Nhưng đối với lan huệ thì chuyện này không xảy ra bởi lẽ vòi bông trong củ huệ đã được hình thành từ 18 tháng trước khi trổ ra ngoài. Như vậy việc chúng ta nhổ bật gốc rễ của nó không phải là làm cho nó "sợ" để phải trổ bông tức thì. (Tài liệu tham khảo thêm tại đây.)
Việc chúng ta nhổ lan huệ lên rồi cắt hết rễ và lá của nó, chủ yếu là ép cho củ huệ không tăng trưởng nữa. Quan sát trong tự nhiên, người ta thấy cây lan huệ phát triển theo chu kỳ, và đến một giai đoạn nào đó trong chu kỳ nó ngừng phát triển rễ và lá (dormancy), để dồn dinh dưỡng đẩy những vòi bông đã có sẵn trong củ ra ngoài và trổ bông. (Tài liệu tham khảo thêm tại đây.)
Thời gian lan huệ ngừng phát triển thường rơi vào mùa mà khí hậu bên ngoài xuống thấp, ánh sáng mặt trời yếu. Đến lúc ấy, lan huệ "hiểu" rằng không nên phát triển rễ và lá nữa mà nên đẩy vòi bông ra ngoài đợi đến khi thời tiết ấm áp hơn để trổ bông.
Các công ty kinh doanh lan huệ hàng đầu trên thế giới đã "nắm" được quy luật ấy của lan huệ nên họ thường thực hiện những công đoạn xử lý tương tự thiên nhiên bằng cách hạ nhiệt độ và giảm ánh sáng làm cho lan huệ "nghĩ" rằng đã vào mùa đông để ra sức "đẩy" vòi bông ra ngoài.
Và những người nghiên cứu về lan huệ có uy tín đã đi đến kết luận rằng: chính nhiệt độ và ánh sáng đã thúc lan huệ trổ bông. (Xem tài liệu tham khảo đã dẫn). Riêng tôi nghĩ rằng, đối với những người trồng lan huệ ở xứ nóng quanh năm, ánh sáng chan hòa thì việc "ép" huệ trổ bông bằng cách "ngủ tủ lạnh" là hoàn toàn cần thiết.
Friday, January 14, 2011
Chọn cây trồng theo phong cách và điều kiện sống
Thông thường người ta chọn cây trồng theo sở thích; người thích cây ăn trái thì trồng ổi, mận, xoài; người thích phong lan thì trồng hồ điệp, cattleya; người thích hoa hồng thì trồng tường vi, tỉ muội, v.v... Ít ai nghĩ đến chuyện chọn cây trồng theo điều kiện và phong cách sống!
Hãy suy nghĩ một chút xem có phải hàng ngày bạn phải đi làm việc 9, 10 tiếng đồng hồ và đến tối về nhà bạn hầu như không còn sinh lực để chăm sóc cho bản thân mình và gia đình, lấy đâu ra thời gian mà ngó ngàng đến cây với cối. Nói vậy để thấy muốn tận hưởng được thú vui tao nhã này bạn cần phải biết chọn cây trồng theo điều kiện và phong cách sống, hay đúng hơn, theo nơi bạn sống và thời gian biểu sinh hoạt hàng ngày của bạn.
Việc đầu tiên là, nếu bạn sống ở xứ nóng thì xin đừng cố công trồng những dòng hoa xứ lạnh, và ngược lại. Làm như thế sẽ nhọc công bạn và dễ dẫn đến thất vọng triền miên vì cây cối cứ chết dần chết mòn, không chịu lớn hoặc không chịu trổ bông.
Thêm nữa, nếu bạn khá bận rộn trong công việc và ít kiên nhẩn chờ đợi, bạn không nên chọn những loại cây trồng đòi hỏi chế độ chăm sóc tỉ mỉ, cẩn thận và phải mất nhiều năm tháng mới trổ bông. Ngược lại, bạn nên chọn những loại cây dễ tính, ra hoa thường xuyên và phù hợp với thổ nhưỡng địa phương bạn ở.
Tóm lại là muốn trồng được những cây hoa xanh tươi, rực rỡ bạn cần phải chọn lựa sao cho chúng phù hợp với điều kiện và phong cách sống của bạn. Nếu không, một ngày nào đó, bạn sẽ còn lại một đám chậu trống không vì bạn đã không có thời gian và điều kiện chăm sóc cho cây nên chúng đã ra đi hết!
Hãy suy nghĩ một chút xem có phải hàng ngày bạn phải đi làm việc 9, 10 tiếng đồng hồ và đến tối về nhà bạn hầu như không còn sinh lực để chăm sóc cho bản thân mình và gia đình, lấy đâu ra thời gian mà ngó ngàng đến cây với cối. Nói vậy để thấy muốn tận hưởng được thú vui tao nhã này bạn cần phải biết chọn cây trồng theo điều kiện và phong cách sống, hay đúng hơn, theo nơi bạn sống và thời gian biểu sinh hoạt hàng ngày của bạn.
Việc đầu tiên là, nếu bạn sống ở xứ nóng thì xin đừng cố công trồng những dòng hoa xứ lạnh, và ngược lại. Làm như thế sẽ nhọc công bạn và dễ dẫn đến thất vọng triền miên vì cây cối cứ chết dần chết mòn, không chịu lớn hoặc không chịu trổ bông.
Thêm nữa, nếu bạn khá bận rộn trong công việc và ít kiên nhẩn chờ đợi, bạn không nên chọn những loại cây trồng đòi hỏi chế độ chăm sóc tỉ mỉ, cẩn thận và phải mất nhiều năm tháng mới trổ bông. Ngược lại, bạn nên chọn những loại cây dễ tính, ra hoa thường xuyên và phù hợp với thổ nhưỡng địa phương bạn ở.
Tóm lại là muốn trồng được những cây hoa xanh tươi, rực rỡ bạn cần phải chọn lựa sao cho chúng phù hợp với điều kiện và phong cách sống của bạn. Nếu không, một ngày nào đó, bạn sẽ còn lại một đám chậu trống không vì bạn đã không có thời gian và điều kiện chăm sóc cho cây nên chúng đã ra đi hết!
Tuesday, January 11, 2011
Có nên thụ phấn cho huệ mùa đầu tiên hay không?
Vừa rồi mấy cây huệ Royal Colors của tôi trổ bông và tôi rất muốn thụ phấn cho chúng để nhân giống. Tuy nhiên vì mấy củ huệ này đã qua quá trình xử lý và lại vừa trổ một loạt bông nên nhìn chúng thấy teo tóp tôi rất ái ngại.
Theo suy nghĩ chủ quan của tôi, củ huệ đã bị mất nhiều sức khi trổ bông. Nếu bắt chúng phải nuôi thêm trái/hạt thì sợ rằng chúng sẽ càng mất thêm sức và biết đâu mùa bông sau chúng không trổ bông được nữa.
Nhưng sau khi tìm hiểu tài liệu thì được biết rằng củ huệ không hề bị mất thêm sức nếu phải nuôi trái nuôi hạt bởi vì nếu củ huệ đủ sức đẩy vòi bông ra khỏi củ và trổ, thì nó cũng đủ sức nuôi trái nuôi hạt bình thuờng.
Để dẫn chứng cho điều này, có người còn cho biết vòi bông của họ bị gãy sau khi thụ phấn, nằm chỏng chơ trên giàn kê cây, vậy mà trái vẫn đậu và hạt vẫn mẫy! Hay thật!
Vậy thì chẳng còn gì phải ngại, tôi sẽ tìm cách thụ phấn tiếp những củ huệ RC đang bông thôi.
Theo suy nghĩ chủ quan của tôi, củ huệ đã bị mất nhiều sức khi trổ bông. Nếu bắt chúng phải nuôi thêm trái/hạt thì sợ rằng chúng sẽ càng mất thêm sức và biết đâu mùa bông sau chúng không trổ bông được nữa.
Nhưng sau khi tìm hiểu tài liệu thì được biết rằng củ huệ không hề bị mất thêm sức nếu phải nuôi trái nuôi hạt bởi vì nếu củ huệ đủ sức đẩy vòi bông ra khỏi củ và trổ, thì nó cũng đủ sức nuôi trái nuôi hạt bình thuờng.
Để dẫn chứng cho điều này, có người còn cho biết vòi bông của họ bị gãy sau khi thụ phấn, nằm chỏng chơ trên giàn kê cây, vậy mà trái vẫn đậu và hạt vẫn mẫy! Hay thật!
Vậy thì chẳng còn gì phải ngại, tôi sẽ tìm cách thụ phấn tiếp những củ huệ RC đang bông thôi.
Subscribe to:
Posts (Atom)