Xưa nay những người sống ở thành phố, ít nhiều mỗi nhà đều có một vài chậu kiểng. Đàn ông lớn tuổi thì thích trồng cây lưu niên, phụ nữ thì trồng hoa hồng, hoa cúc. Nhưng ít ai để ý đến cái chậu như thế nào thì tốt cho cây.
Phần lớn mọi người có suy nghĩ rằng, cây trồng trong chậu vì phải gò bó nên nếu có được cái chậu càng to, chứa được càng nhiều "đất" càng tốt cho cây vì nó sẽ thỏa thuê phát triển, giống như ở ngoài đất. Vì vậy, cho dù cái cây nhỏ xíu, họ cũng trồng vào một cái chậu khá to, to gấp nhiều lần nhu cầu sinh trưởng của nó. Kết quả là biết bao nhiêu cây hoa, cây quả lần lượt ra đi không kèn không trống. Và không ai hiểu tại sao.
Theo các diễn đàn sân vườn nước ngoài nơi các thành viên đã bỏ nhiều công nghiên cứu, phần lớn cây bị chết là vì... cái chậu trồng to quá, chứa nhiều "đất" quá! Và họ lý giải chuyện "chậu to cây chết" như sau: khi cây còn nhỏ, bộ rễ còn ít và nhu cầu hút nước cũng ít. Trong khí đó cái chậu thì to, chứa nhiều chất trồng. Khi tưới nước, nước sẽ ngấm vào chất trồng và nằm ở đó. Ngày một ngày hai, lượng nước tích lại không được tiêu thụ bởi vì cây nhỏ, nhu cầu về nước không nhiều, dẫn đến làm cho úng rễ chết cây.
Vậy thì nên chọn chậu cho cây như thế nào?
Về lý thuyết thì chậu cây chỉ nên có đường kính lớn hơn từ 2cm đến 5cm so với bầu rễ của cây. Với cái chậu "chật chội" như vậy, và với chất trồng không đất / soilless mix, lượng nước giữ lại trong chất trồng chỉ đủ cho nhu cầu của cây. Vì vậy chất trồng luôn khô thoáng giúp cho rễ cây phát triển tốt. Và cứ thế cây lớn dần.
Khi thấy rễ cây thò ra ngoài lỗ thoát nước bên dưới đáy chậu cũng là lúc cần thay cái chậu khác cho cây. Cái chậu mới cũng sẽ có đường kính không lớn hơn bộ rễ từ 2cm đến 5cm. Cứ thế chúng ta thay dần chậu, và cả chất trồng, cho cây cho đến khi nào cây hết lớn thì thôi.
Nhiều người cho rằng cái lý thuyết đó không hẵn đúng, vì cây trồng ngoài đất bao la, mà sao nó không chết?! Xin thưa rằng ở ngoài đất, nước và rễ cây không bị giam hãm. Nước tưới thừa sẽ tha hồ ngấm sang chỗ đất khác; còn rễ cây cũng tha hồ bò vươn tới những nới có điều kiện sinh sống phù hợp với nhu cầu của nó. Cho nên cây trồng ngoài đất không bị nguy cơ úng rễ như cây trồng trong chậu, nơi mà nước không thể thoát hết ra ngoài và rễ cũng không thể chạy đi khỏi vành chậu!
Tóm lại, cây trồng trong chậu cần được quan tâm nhiều hơn cây trồng ngoài đất: phải quan tâm đến chất trồng và quan tâm đến cả kích thước của cái chậu nữa.
Đọc blog của bạn đều đều, học được rất nhiều điều bổ ich. Cám ơn bạn nhiều
ReplyDeleteMình đang thực hành những chỉ dẫn của bạn. Kết quả xin báo cáo sau nha.
Mong bạn luôn khoẻ, hạnh phúc và nhiều thành tựu trong công việc.
Cám ơn bạn Ly Lan. Chúc bạn thành công với những chậu cây của mình.
ReplyDeletecảm ơn vì những chia sẻ rất hữu ích của bạn
ReplyDeleteCô cho hỏi là: cây Dừa cạn (giống Thái) trồng cứ hay bị héo nhánh và chết cành hoặc chết cả cây. Làm cách nào khắc phục ạ?
ReplyDeleteJeany: cám ơn cháu đã ghé blog.
DeleteVề việc cây dừa cạn rủ (giống Thái) hay bị héo nhánh...đó là do nó bị bịnh "stem blight", một cái bịnh rất khó trị đối với dừa cạn.
Cô trồng cũng hay bị bịnh này lắm. Để khắc phục, cô hay cố gắng tạo độ thông thoáng cho gốc cây bằng cách:
- cắt bỏ cành bị héo;
- tỉa bớt lá ở gốc;
- dùng đá/sỏi... đặt sát gốc cây để cách ly phần cành khỏi mặt chậu;
- treo chậu dừa cạn ở nơi thoáng gió; không treo sát tường.
Theo thông tin từ internet thì bịnh "stem blight" là do một loại nấm gây ra và nguyên nhân là vì gốc cây không được thoáng. Vì thế nên cô làm như vậy. Cô thấy theo cách đó thì cô duy trì được chậu dừa cạn một thời gian.
Cám ơn cô với những kiến thức rất bổ ích .
ReplyDeletelafleur-flower-hua: cô đoán cháu là một trong những SV của HUA...đúng không? Nếu thế có thể cháu đã tìm thấy cô trên Fb???
ReplyDelete